xúc xắc màu may mắn - xổ số huế - xổ số kiến | mySchool – TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH Wed, 22 Sep 2021 09:21:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.15 /wp-content/uploads/2020/07/cropped-1-32x32.png xúc xắc màu may mắn - xổ số huế - xổ số kiến | mySchool – TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH 32 32 xúc xắc màu may mắn - xổ số huế - xổ số kiến | mySchool – TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH /thong-bao-ket-qua-giai-thuong-thanh-pho-thong-minh-viet-nam-2021-va-cac-noi-dung-phoi-hop/ Wed, 22 Sep 2021 09:19:47 +0000 /?p=8298 HIỆP HỘI PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ CNTT VIỆT NAM
Số: 188/2021/VINASA                  Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2021
V/v: Thông báo kết quả Giải thưởng TPTM Việt Nam 2021 và các nội dung phối hợp

Kính gửi: Công ty Cổ phần công nghệ Bình Minh

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) kính gửi Quý Công ty lời chào trân trọng!

Ngày 18/09/2021, Hội đồng Bình chọn Chung tuyển “Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2021” do Tiến sĩ Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch, cùng 21 thành viên đã họp tại Hà Nội. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá Vòng thuyết trình, Hội đồng đã tiến hành bình chọn công minh, theo đúng các tiêu chí và quy chế của Giải thưởng và đã chọn được 44 đề cử từ tổng số 98 đề cử tham gia để trao Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2021.

Ban tổ chức Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2021 trân trọng thông báo và chúc mừng đề cử “Phần mềm Trường học thông minh: mySchool” tại Lĩnh vực “Giải pháp giáo dục thông minh” của Quý Công ty đã được Hội đồng Bình chọn Chung tuyển nhất trí trao Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2021.
Đặc biệt, căn cứ kết quả Vòng thuyết trình và báo cáo của Hội đồng giám khảo, Giải pháp trên của Quý Công ty đã được Hội đồng Bình chọn Chung tuyển đánh giá xuất sắc nhất, thống nhất “xếp hạng 5 sao” tại Lĩnh vực “Giải pháp giáo dục thông minh”.

Lễ Vinh danh và Trao Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2021 sẽ được tổ chức ngay khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát và Hà Nội được phép tổ chức các sự kiện tập trung đông người. Thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức và các công tác phối hợp sẽ được gửi tới Quý Công ty sau.
Ban tổ chức sẽ tổ chức Họp báo công bố chính thức các đề cử đạt Giải thưởng và thực hiện các công tác truyền thông về đề cử đạt Giải (chi tiết xem thêm tại: http://smartcitiesvietnam.com/quyen-loi/). Để công tác truyền thông của Giải thưởng đạt kết quả tốt, BTC đề nghị Quý Công ty đăng ký tham gia các hoạt động truyền thông theo thông tin tại đây: https://forms.gle/t7BJe3fT1P9LKgxM7 . Bộ logo của chương trình có thể download tại: https://bitly.com.vn/6sxnxt.

HIỆP HỘI PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ CNTT VIỆT NAM
Phó Chủ tịch kiêm
Tổng Thư ký
Đã ký
Nguyễn Thị Thu Giang

 

]]>
xúc xắc màu may mắn - xổ số huế - xổ số kiến | mySchool – TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH /truong-hoc-thong-minh-xu-the-tat-yeu-cua-giao-duc-hien-dai-5/ Fri, 18 Jun 2021 08:34:55 +0000 /?p=7999 Giáo dục thông minh là một xu thế mới của giáo dục thế giới. Nhằm xây dựng quốc gia thông minh, nhiều quốc gia đã hướng đến xây dựng nền giáo dục thông minh để đào tạo các thế hệ công dân thông minh. Là mô hình trường học tiên tiến, trường học thông minh (THTM) tạo cơ hội và điều kiện để nhà trường tăng cường năng lực thích ứng, phát triển cân bằng trước những biến đổi nhanh chóng của xã hội nói chung; người học được khám phá và kiến tạo tri thức, phát triển năng lực tự chủ và thích ứng, tư duy sáng tạo thông qua những hướng dẫn sư phạm có tính cá biệt hóa, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu cá nhân [1]; tăng tầm quan trọng, độ tin cậy, tăng tính hữu ích, tính linh hoạt của nội dung chương trình  giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông minh cho giáo dục nhà trường đã định hình lại cảnh quan giáo dục bằng cách chuyển đổi nội dung và phương thức tiếp nhận/cung cấp học tập cũng như cách thức các hướng dẫn, hỗ trợ, tổ chức, quản lí nhà trường [2].

Ở Việt Nam, những yếu tố của mô hình THTM xuất hiện cách đây chưa lâu. Do vấn đề còn khá mới mẻ nên thông tin về các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam còn tản mạn. Một nghiên cứu để làm rõ ý nghĩa, bản chất và đặc điểm của mô hình THTM có ý nghĩa lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao năng lực thích ứng và chất lượng giáo dục nhà trường. Từ đó, nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển THTM ở Việt Nam hiện nay.

]]>
xúc xắc màu may mắn - xổ số huế - xổ số kiến | mySchool – TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH /loi-ich-cua-truong-hoc-thong-minh/ Fri, 18 Jun 2021 08:34:51 +0000 /?p=7998 Trên thế gii, nhiu phương thc dy hc tiên tiến đã đưc khai thác, ng dng vào dy hc như đào to trên máy tính, đào to trên web, đào to trc tuyến, đào to t xa và nhng năm gn đây phát trin mnh hình thc đào to thông qua thiết b di đng. Tt c các hình thc đó tp trung trong mt nhà trưng góp phn biến đi mt trưng hc truyn thng thành mt trưng hc hin đi, đưc gi tên là trưng hc thông minh.

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Du (TP.HCM) làm bài kim tra trên máy tính. Đây là mt trong 5 trưng đưc S GD-ĐT TP.HCM đ xut xây dng mô hình trưng hc thông minh. Ảnh: Y.Hoa

Trường học thông minh là thuật ngữ khoa học giáo dục được dịch từ tiếng Anh có nguồn gốc từ thuật ngữ “Smart School”. Tuy nhiên, thuật ngữ này trên thế giới có hai hướng tiếp cận khác nhau.

Thứ nhất, Smart School được hiểu là trường học mà nơi đó hướng tới phát triển năng lực trí tuệ của người học, người dạy trong nhà trường. Theo nghiên cứu của Dự án Zero của ĐH Harvard (Mỹ), Smart School hướng tới phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức của người học và quá trình học tập trong nghệ thuật và các ngành khác. Người học được coi là trung tâm của quá trình giáo dục trong nhà trường, trong đó người học được biểu đạt những nhận thức về thế giới và thể hiện ý tưởng của mình. Nhà trường được xây dựng trên nguyên tắc: người học phải chấp nhận sự phức tạp vấn đề, phải liên tục đối mặt với tình huống phức tạp trong học tập. Ngoài ra, người học phải có kỹ năng để kiên trì trong các tình huống phức tạp như vậy. Thay vì bỏ cuộc khi đối mặt với sự phức tạp, người học trong trường học thông minh sẽ được kích thích bởi những thách thức do sự phức tạp mà mình phải đối mặt. Từ đó, người học sẽ có được các kỹ năng để đối phó với sự phức tạp. Giáo viên cũng được khuyến khích phát huy trí tuệ của mình. Điều này có nghĩa quản lý trường học sẽ sẵn sàng cho phép giáo viên thử nghiệm những ý tưởng mới trong lớp học.

Thứ hai, Smart School được hiểu là trường học mà ở đó gắn với sự ứng dụng của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin – truyền thông. Trường học thông minh sử dụng nền tảng công nghệ như một phương tiện học tập và chương trình giảng dạy được thiết kế sẵn. Những điều kiện dạy học đều đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra. Trường học thông minh là một tổ chức học tập có sự sáng tạo về phương pháp giảng dạy, học tập và hệ thống hành chính nhà trường để chuẩn bị cho người học kiến thức xã hội. Theo đó, trường học thông minh theo tiếp cận này đã có ở một số nơi trên thế giới như Anh, New Zealand… và phát triển mạnh mẽ mang tính hệ thống ở Philippines những năm gần đây.

Ý tưởng quan trọng nhất về trường học thông minh liên quan đến quá trình dạy và học. Chương trình giảng dạy của trường học thông minh sẽ phục vụ cho tất cả các cấp độ của người học. Tại đây là nơi mà khái niệm lớp học ảo xuất hiện, những người học tốt sẽ nhanh chóng tiếp cận với nhiều nội dung phức tạp của các giáo trình, trong khi những người học chậm sẽ tiếp tục với các hoạt động đó cho đến khi họ đã học hết nội dung. Các bước đầu tiên hướng tới việc chuẩn bị cho trường học thông minh là bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản cho giáo viên như dạy học,  học tập, sáng tạo, đánh giá và công nghệ.

Với quan điểm tiếp cận theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong dạy học, trường học thông minh có một số đặc điểm cụ thể như sau: Việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin – truyền thông như công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… Tài liệu học tập và giảng dạy là tài liệu điện tử; các nội dung học tập sử dụng công cụ điện tử hiện đại như máy tính. Sử dụng mạng vệ tinh, internet, intranet…, trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio…; thông qua một máy tính hay ti vi, người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như email, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… Hiệu quả học tập của trường học thông minh cao hơn nhiều trường học truyền thống do công nghệ thông tin – truyền thông có tính tương tác cao dựa trên multimedia tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.

Có thể thấy, với việc tiếp cận công nghệ, khai thác sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào trường học, trường học thông minh đã làm thay đổi diện mạo của một trường học truyền thống. Người học trong quá trình học tập trở thành trung tâm trong các hoạt động của nhà trường – chủ động, tích cực chiếm lĩnh thông tin. Thông tin đó là kiến thức, là kỹ năng, là thái độ…

TS. Vũ Xuân Hùng
(Tng cc GDNN, B LĐ-TB&XH)

]]>
xúc xắc màu may mắn - xổ số huế - xổ số kiến | mySchool – TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH /dieu-kien-nao-de-co-truong-hoc-thong-minh/ Fri, 18 Jun 2021 08:24:34 +0000 /?p=7988
Trường học thông minh là trường học vận dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực trên nền tảng ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo công dân toàn cầu.

Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, một trong 5 trường thực hiện đề án trường học thông minh tại TP.HCM
ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Trong bối cảnh nước ta hiện nay, xây dựng trường học thông minh (THTM) cần gắn với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Nhiều nơi có đề án triển khai
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 117/QĐ-TTg ngày 25.1.2017 về việc phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”. Mục tiêu nhằm hình thành cơ sở dữ liệu giáo dục, với các chỉ tiêu như: 100% các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện quản lý, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện theo phương thức kết hợp (trực tiếp và trực tuyến)…
Trường học thông minh trên thế giới
Ở Mỹ, từ những năm 1990, chương trình dạy học thông minh nhấn mạnh vai trò tích hợp công nghệ số trong lớp học. Năm 2014, Ủy ban giáo dục tại New York đã đưa ra 7 tiêu chí của THTM.
Tại Malaysia, từ năm 1997 bắt đầu thực hiện dự  án giáo dục thông minh gồm các giai đoạn: thử nghiệm, sau thử nghiệm áp dụng đại trà, củng cố và ổn định.
Từ năm 2007, Singapore triển khai chương trình “Các trường học tương lai” cho 8  trường. Các trường này được cấp kinh phí để hợp tác với các trường đại học, các công ty thúc đẩy nghiên cứu công nghệ trong dạy và học.

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững VN giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM được hỗ trợ để xây dựng đô thị thông minh. Hiện nay, không chỉ 3 đơn vị trên mà Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu… cũng đã có lộ trình triển khai đô thị thông minh và giáo dục thông minh.

Q.Long Biên (Hà Nội) thí điểm triển khai “Mô hình trường học điện tử” cho 7 trường tiểu học và THCS. Trường THPT Cầu Giấy có “Lớp học thông minh” do Bộ Giáo dục Hàn Quốc tài trợ…

TP.HCM phê duyệt đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Trong đó, ngành giáo dục triển khai giáo dục thông minh với việc xây dựng Trung tâm điều hành giáo dục thông minh tại Sở và hệ thống THTM tại 5 trường THPT, gồm: chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa, Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền và Nguyễn Du. THTM được xây dựng với 5 tiêu chí: thi trực tuyến, hướng nghiệp trực tuyến, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong giảng dạy; giáo viên được trang bị tin học văn phòng quốc tế; phủ sóng internet tốc độ cao; triển khai thư viện thông minh, học bạ điện tử; học sinh được sử dụng thiết bị cầm tay thông minh trong giờ học và trong kiểm tra, đánh giá…
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai đề án “Xây dựng triển khai các dịch vụ, tiện ích quản lý giáo dục thông minh đáp ứng yêu cầu giáo dục 4.0”…

]]>
xúc xắc màu may mắn - xổ số huế - xổ số kiến | mySchool – TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH /tp-hcm-mo-rong-mo-hinh-truong-hoc-thong-minh-an-toan-khong-dung-tien-mat/ Fri, 18 Jun 2021 08:24:30 +0000 /?p=7987 TTO – Ngày 11-9, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết mô hình quản lý “Trường học thông minh, an toàn, không dùng tiền mặt” sau 2 năm triển khai thí điểm. Hướng sắp tới sẽ mở rộng mô hình này khắp 24 quận, huyện.

Cô Kim Oanh, hiệu trưởng Trường THCS Trần Bội Cơ (Quận 5, TP.HCM) tìm hiểu thẻ đa năng thông minh – Ảnh: T.THƯƠNG

Năm 2018, sở đã phối hợp với các đơn vị tiến hành khảo sát tình hình triển khai đề án thẻ tại 12 trường học, với 6 môđun chức năng: điểm danh học sinh, chấm công giáo viên, máy bán hàng tự động, tương tác học đường, quản lý căn tin, thanh toán phí và học phí.

Lắp đặt thiết bị triển khai thử nghiệm tại 2 trường: Trường THCS Lý Thánh Tông (Q.8), Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Q.Tân Bình).

Sau 2 năm, thẻ học đường thông minh giúp việc quản lý trường học trở nên đơn giản, tiết kiệm và thông minh hơn; đảm bảo an toàn và thông báo nhanh tình hình học sinh đến phụ huynh và giáo viên; tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, giúp các em hình thành tư duy về chi tiêu, hỗ trợ cha mẹ trong việc giáo dục kỹ năng sống….

Ông Nguyễn Xuân Đắc, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, cho biết trường triển khai mô hình này từ năm 2019, đã có 1.754 thẻ đa năng cho học sinh, giáo viên toàn trường.

Từ đó việc quản lý điểm danh, việc theo dõi ra vào trường của phụ huynh, học sinh hào hứng khi sử dụng thẻ thanh toán không tiền mặt từ mua hàng ở căn tin, máy bán hàng tự động .

Tương tự, lãnh đạo của phòng GD-ĐT Q.8 cũng đánh giá mô hình này mang lại nhiều tín hiệu tốt, năm học  2020-2021 sẽ nhân rộng ở 100% trường học trên địa bàn quận.

Định hướng triển khai mở rộng, ông Lê Hoài Nam, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ đạo mỗi quận, huyện đăng ký trước hết ít nhất một trường để làm mô hình này, và gợi ý các trường đăng ký với phòng tài chính, để họp phụ huynh sắp tới để tuyên truyền chủ trương.

“Mình tuyên truyền trước chứ không thể nói “rụp” một cái là làm được ngay. Cho nên hôm nay họp trước, chắc chắn giữa tháng này sẽ họp phụ huynh thì đây là một nội dung các hiệu trường phải tuyên truyền, phổ biến đến từng phụ huynh, khuyến khích lấy video các trường làm cho phụ huynh xem.

Hai trường đã làm được thì các trường còn lại rất thuận lợi, mình có sản phẩm rồi, mình giới thiệu các trường thì sẽ rất thuyết phục. Làm sao trong năm nay chúng ta triển khai được nhiều. Các trường có điều kiện phải làm theo hướng chủ trương, chủ trương ra rồi, quyết định UBND TP phê duyệt, chỉ đạo rồi, không làm không được.”, ông Nam nhấn mạnh.

Được biết, mô hình “Trường học thông minh an toàn, không dùng tiền mặt” là thực hiện chủ trương xây dựng xã hội không dùng tiền mặt, cụ thể hóa nội dung đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025”.

Tuy nhiên để triển khai và tiếp tục mở rộng mô hình này trong thời gian sắp tới cần phải có sự phối hợp các bên liên quan, tăng cường hơn nữa với phụ huynh học sinh, xây dựng lộ trình cần phù hợp với thực tế cơ sở vật chất từng trường.

Kết quả thử nghiệm ở hai trường, cho được dữ liệu như sau:

– Có hơn 120.000 lượt học sinh/tháng điểm danh;

– Có 1.270 lượt học sinh/ tháng sử dụng thẻ thông minh đi xe đưa đón;

– Có cung cấp bình quân 15.337 suất ăn/tháng phục vụ cho học sinh bán trú, thực đơn chi tiết và giờ ăn được thông báo tức thời đến phụ huynh; thanh toán không tiền mặt qua máy bán hàng tự động là 3.730 lượt giao dịch/ tháng;

– Thực hiện chấm công cho 100% giáo viên sử dụng thẻ ra vào;

– Gần 130.000 lượt tương tác học đường trong mỗi tháng (trên 50% phụ huynh và 100% giáo viên đã được kích hoạt sử dụng kênh tương tác).

Theo tuoitre.vn

]]>
xúc xắc màu may mắn - xổ số huế - xổ số kiến | mySchool – TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH /nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-de-phat-trien-truong-hoc-thong-minh-o-viet-nam-hien-nay/ Fri, 18 Jun 2021 08:24:24 +0000 /?p=7986 Việt Nam có nhiều cơ hội để triển khai mô hình THTM. Hiện nay, nhiều tỉnh đã xây dựng đề án hoặc đang thí điểm triển khai mô hình này như: Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình, Hải Phòng… Một trong những địa phương đã thực hiện chuyển đổi theo hướng THTM thành công là thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh với mô hình nhà trường có lớp học thông minh. Mô hình này được thí điểm đầu tiên tại Trường Tiểu học Vĩnh Khê từ năm học 2003-2004. Đến nay, huyện Đông Triều có 79/79 trường học (từ trường mầm non đến trường trung học phổ thông) có lớp học thông minh, mỗi trường có ít nhất là 1 lớp học thông minh. Những khó khăn trong quá trình chuyển đổi sang mô hình trường học mới với những thách thức về ứng dụng công nghệ hiện đại là điều không thể tránh khỏi trong điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay. Từ những nghiên cứu về THTM và thực tiễn thành công chuyển đổi, phát triển THTM của một số nước trên thế giới, các bài học kinh nghiệm hữu ích định hướng cho Việt Nam là:

1. Xây dựng chiến lược phát triển mô hình trường học thông minh ở Việt Nam

Chiến lược phát triển THTM là căn cứ quan trọng để định hướng hệ thống giáo dục và cộng đồng quan tâm tích cực đối với mô hình này. Đó là cơ sở để có sự đầu tư về tài chính, chuẩn bị các điều kiện sư phạm cần thiết cho THTM. Từ đó, thống nhất ý chí, niềm tin, định hướng và thúc đẩy hành vi cho các nhà quản lí, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và cộng đồng đối với mô hình THTM. Nghiên cứu THTM ở Malaysia cho thấy, phát triển THTM là chiến lược cấp quốc gia đã huy động được sức mạnh tổng lực để thành công trong triển khai mô hình THTM vào thực tiễn; ở New Y ork là chiến lược của giáo dục bang New York từ đó có những chính sách tài chính công và phân chia trách nhiệm giữa chính quyền, các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục với các trường rất rõ ràng. Do vậy, để phát triển mô hình THTM ở Việt Nam, cần có sự đồng thuận, vào cuộc của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để cùng với ngành giáo dục hiện thực hóa mô hình trường học tiên tiến này.

2. Triển khai các nghiên cứu lí luận và thực tiễn về phát triển trường học thông minh trong điều kiện Việt Nam hiện nay

Để làm được điều này, các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục giữ vai trò quan trọng. Các nghiên cứu về THTM trên phương diện lí luận và thực tiễn cần được đầu tư và triển khai nhằm xác định đúng đắn bản chất, đặc điểm, yêu cầu để phát triển THTM. Những nghiên cứu, phân tích về mô hình trường học hiện tại, xác định khoảng cách giữa điều kiện và trình độ của Việt Nam so với yêu cầu, đặc điểm của THTM, từ đó tìm kiếm các con đường, phương thức thực hiện khả thi cho Việt Nam.

3. Xây dựng và thiết kế chưong trình giảng dạy thông minh

Nhằm tạo ra môi trường tương tác thông minh cho người học, THTM cần có chương trình giảng dạy thông minh có tính tổ hợp cao, linh hoạt và có tính mở. Nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu cung cấp kiến thức nền tảng, phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại với bối cảnh ứng dụng sâu rộng công nghệ hiện đại. Chương trình phải được xây dựng theo hướng làm tăng hứng thú học tập, tăng khả năng học tập cho người học, tăng tính hiệu quả của chương trình. Trên cơ sở đó, THTM tạo ra môi trường học tập tích cực, người học có thể học với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu và tốc độ cá nhân.

4. Chuân bị chu đáo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của trường học thông minh

Đội ngũ giáo viên thông minh là yếu tố quyết định thành công của THTM. Vấn đề đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu THTM được đặt ra một cách tất yếu. Ở Malaysia, New York, Phần Lan đã tiến hành tập huấn, bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo viên theo nhiều giai đoạn kế tiếp có tính đến đặc điểm về trình độ giáo viên, văn hóa bản địa,. Cần thiết phải có đánh giá thực trạng giáo viên về số lượng, chất lượng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí giáo viên trong THTM; xác định nhu cầu và phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam. Để dạy học hiệu quả trong lớp học thông minh, giáo viên cần phải: có chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm hiện đại, năng lực công nghệ để sử dụng, phối hợp các thiết bị thông minh trong giảng dạy và hỗ trợ học sinh học tập. Bên cạnh đó, giáo viên phải xây dựng các chiến lược giảng dạy và hỗ trợ học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em có thể được học theo tốc độ và nhu cầu phù hợp với các hình thức học tập rộng mở. Giáo viên cần có phương pháp giảng dạy đa dạng, ưu tiên các phương pháp dạy học tăng tính trải nghiệm, khám phá cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cần có ý tưởng sáng tạo và luôn khuyến khích học sinh sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có kĩ năng cộng tác và truyền thông tốt. Đặc biệt là có khả năng thúc đẩy và thu hút học sinh học hỏi, khám phá và sáng tạo. Và như thế, giáo viên phải có ý thức và không ngừng phát triển nghề nghiệp liên tục.

5. Phát triển lãnh đạo, quản lí trường học thông minh

Lãnh đạo và quản lí nhà trường có vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng, thực hiện chia sẻ tầm nhìn và dẫn dắt, hỗ trợ cho các thành viên nhà trường chuyển đổi từ sư phạm truyền thống sang sư phạm thông minh. Thực hiện chuyển đổi mô hình trường học đòi hỏi lãnh đạo, quản lí nhà trường phải công nhận và sử dụng “sức mạnh của công nghệ” để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh; đồng thời “sử dụng thời gian, tài chính và nhân viên hiệu quả hơn”. Bên cạnh đó, cần làm rõ mô hình nhân cách của lãnh đạo, quản lí trường học thông minh; lập kế hoạch trong đó xác định cụ thể mục tiêu và lộ trình cụ thể cho đào tạo và bồi dưỡng lãnh đạo, quản lí THTM (Schrum và Levin, 2009). Lãnh đạo, quản lí THTM cần phát triển hệ thống năng lực như: 1) Năng lực lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo các giai đoạn của mô hình THTM; 2) Năng lực lãnh đạo, điều hành giáo viên tiếp cận với các nguồn lực để phát triển liên tục nghề nghiệp; 3) Năng lực kết nối và tạo lập mối liên hệ giữa các thành viên, tổ chức trong và ngoài nhà trường; 4) Năng lực hỗ trợ và cố vấn cho giáo viên, cán bộ nhà trường; 5) Năng lực thích ứng và sử dụng công nghệ hiện đại trong quản lí và lãnh đạo nhà trường; 6) Năng lực huy động hiệu quả các nguồn lực để phát triển THTM; 7) Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, hóa giải kịp thời những khó khăn phát sinh trong hoạt động của nhà trường; 8) Năng lực chia sẻ, tạo động lực tham gia hoạt động sư phạm thông minh cho các thành viên nhà trường. Các cán bộ lãnh đạo và quản lí nhà trường cần có nhận thức đúng đắn và xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho mình một cách phù hợp.

6. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông minh

Đây là các yếu tố điều kiện quan trọng, ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động sư phạm thông minh, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên, học sinh cũng như công tác quản lí các nhà trường. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông minh phục vụ hoạt động sư phạm thông minh của nhà trường cần được nghiên cứu, kế hoạch hóa hoạt động đầu tư, xác định và lựa chọn các hạng mục đầu tư để đảm bảo các yếu tố đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, bền vững. Hệ thống máy tính có nối mạng Internet, bảng tương tác, bục giảng thông minh, máy tính bảng cá nhân cho học sinh, hệ thống băng thông rộng chất lượng cao, hệ thống các phần mềm dạy và học, hệ thống các phần mềm quản lí, hệ thống camera giám sát và điều khiển các hoạt động của nhà trường, … là những hạng mục cần được xem xét để đầu tư cho nhà trường.

7. Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển trường học thông minh

Chính sách hỗ trợ phát triển THTM là hữu ích cho quá trình chuyển đổi, duy trì và phát triển bền vững các yếu tố của THTM. Sự chuyển đổi sang THTM là quá trình chuẩn bị về nhân lực, vật lực, tài lực để đáp ứng những yêu cầu mới. Do vậy, cần có những chính sách hỗ trợ về pháp lí, chính sách khuyến khích phát triển THTM; chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ nhà trường thông minh, chính sách hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho giáo viên THTM, chính sách huy động cộng đồng hỗ trợ và giám sát THTM, chính sách phát triển quản lí thông minh trường học….

]]>
xúc xắc màu may mắn - xổ số huế - xổ số kiến | mySchool – TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH /myschool-truong-hoc-thong-minh-chuyen-doi-so-tong-the-va-dong-bo/ Fri, 18 Jun 2021 08:24:15 +0000 /?p=7983 I. GIỚI THIỆU CHUNG

Mô hình trường học thông minh (MYSCHOOL) là một hệ thống quản trị tổng thể, đồng bộ tập hợp các hệ thống thông tin quản lý nhà trường và giảng dạy, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để phát triển nhằm hỗ trợ, tối ưu việc quản lý và giảng dạy một cách tự động và thông minh.

mySchool – Là giải pháp tổng thể về trường học thông minh là chuyển đổi số toàn diện và đồng bộ cho trường phổ thông, đáp ứng toàn diện 02 hệ thống nghiệp vụ trọng tâm đó là:

  • Hệ thống thông tin phục vụ quản lý
  • Hệ thống thông tin phục vụ giảng dạy và học tập

mySchool tương tác trên cùng một hệ thống đồng nhất. Hệ thống áp dụng cho nhà trường ở các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX, phục vụ công tác quản lý cho các cấp quản lý từ BGH nhà trường, Phòng GD&Đ, Sở GD&ĐT giúp kết nối chặt chẽ giữa Nhà trường và Gia đình trong giáo dục, chăm sóc học sinh. Đặc biệt, hệ thống được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây Cloud, công nghệ trí tuệ nhân tạo AI cho phép người dùng sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trên máy tính và thiết bị thông minh.

Tại sao lại là mySchool ?

II. LỢI ÍCH GÌ CHO HỌC SINH

KHI Ở NHÀ

– Hệ thống học trực tuyến: Khi ở nhà học sinh học bài bằng học liệu điện tử thông qua bài giảng elearning các chương trình học chính khóachương trình tham khảo, bổ trợ. Sử dụng hệ thống để học trực tuyến (online) với Thầy/ Cô thông qua video conferencing tích hợp LMS.

– Hệ thống thi và kiểm tra đánh giá trực tuyến: Bài tập về nhà, các bài kiểm tra đánh giá trong quá trình học, các kỳ thi đều được xây dựng trên hệ thống phần mềm trực tuyến sẵn sàng hỗ trợ học sinh.

– Hệ thống thư viện số: Toàn bộ sách, tài liệu tham khảo của thư viện nhà trường đều được số hóa và lưu trữ trên hệ thống thư viện số, phục vụ học sinh tra cứu sử dụng trực tuyến.

– Thời khóa biểu và kế hoạch: Hệ thống thông tin về TKB, kế hoạch hoạt động, thông báo của nhà trường được xây dựng và tự động hiển thị trên ứng dụng máy tính và tích hợp app trên điện thoại giúp học sinh nắm bắt kịp thời thông tin từ nhà trường, thông tin chủ động tìm đến người dùng bằng các (notify) qua APP.

– Trao đổi thảo luận trực tuyến (chat): Bên cạnh các ứng dụng phục vụ học tập nêu trên học sinh có thể trao đổi thảo luận cùng giáo viên, bạn bè trực tuyến trên hệ thống nội bộ trường, lớp tương tự như zalo, viber…

TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC

Hệ thống cho phép quản lý lộ trình đưa đón học sinh, thời gian lên xuống, lộ trình tuyến xe chạy. (đối với học sinh di chuyển bằng xe đưa đón của nhà trường).

KHI Ở TRƯỜNG

– Kiểm soát, điểm danh tự động: Hệ thống tích hợp camera AI thông minh, tự động nhận dạng kiểm soát thời gian thực học sinh ra vào trường, lớp học, điểm danh tự động hiển thị thông tin trên bảng điều kiển tại phòng hội đồng, phòng giám hiệu nhà trường hoặc các cơ quan quản lý cấp trên đồng thời tự động nhắn tin qua ứng dụng đến cho phụ huynh khi học sinh không có mặt trong lớp.

– Hệ thống phòng học thông minh: Được sử dụng phòng học thông minh (bảng thông minh, màn hình tương tác, tra cứu, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu thư viện điện tử, thư viện số…)

– Sử dụng dịch vụ an toàn: Sử dụng các dịch vụ, tiện ích của nhà trường như (căng tin không tiền mặt; truy cập internet được kiểm soát nội dung an toàn).

– Cung cấp thông tin kịp thời: Học sinh có thể tra cứu điểm, kết quả học tập của chính mình một cách chủ động. Có được các thông tin kịp thời từ nhà trường như (các sự kiện; bản tin; thông báo nội bộ…) một cách thông minh “thông tin tự tìm đến người dùng bằng (notify) qua app trên điện thoại thông minh.

III. LỢI ÍCH GÌ CHO PHỤ HUYNH

=> Chỉ một ứng dụng duy nhất trên điện thoại.

– Kiểm soát chặt chẽ: Giúp phụ huynh kiểm soát, theo dõi được lộ trình từ nhà đến trường và quá trình đi học về của học sinh. Nắm bắt và kiểm soát kịp thời qua hệ thống điểm danh tự động học sinh trên lớp bằng hình ảnh nhận diện tự động qua camera AI chụp lại.

– Thời khóa biểu và kế hoạch tại trường: Thông qua chỉ một ứng ứng dụng duy nhất trên điện thoại thông minh phụ huynh có đầy đủ thông tin theo thời gian thực về thời khóa biểu học tập của con, các kế hoạch, các hoạt động ngoại khóa..của con tại trường.

– Kết quả học tập và Sức khỏe học sinh: Theo dõi điểm số, nhận xét, kết quả học tập của học sinh; Theo dõi tình trạng sức khỏe (thông tin y tế định kì); Theo dõi khẩu phần ăn, định lượng thực phẩm (menu món ăn trong tuần); Nắm bắt thông tin bán trú, nội trú (thời gian sinh hoạt, thông tin lưu trú).

– Quản lý tài chính, chi phí học tập: Theo dõi, quản lý tiền học phí của con (nhận thông báo nộp tiền học phí, tình trạng đã nộp, chưa nộp, tổng hợp theo kỳ /theo năm); nộp tiền học phí tự động qua tài khoản học sinh; quản lý chi tiêu của học sinh trong nhà trường khi sử dụng các dịch vụ của nhà trường.

– Đăng ký học, nghỉ học, tham gia CLB: Phụ huynh có thể đăng ký cho học sinh tham gia các khóa học tập tại trường, thông báo nghỉ học cho học sinh khi phát sinh trường hợp học sinh ốm, gia đình có việc.., con không thể đến trường và nhận được kết quả phê duyệt từ giáo viên; đăng ký cho con tham gia các câu lạc bộ…

– Trao đổi trực tuyến: Trao đổi, thảo luận với các giáo viên (chủ nhiệm, bộ môn), phụ huynh khác của con cùng lớp thông qua chức năng Chat với nhiều tính năng được hỗ trợ như Zalo, Viber, Skype. Nắm bắt các thông tin, sự kiện, sinh hoạt.

IV. LỢI ÍCH GÌ CHO GIÁO VIÊN

– Sử dụng hồ sơ học sinh đã số hóa: Giáo viên được kiểm soát tổng thể hồ sơ học sinh, biến động thông tin về học sinh như: Thông tin chi tiết về học sinh (Họ tên, tuổi, ảnh, quá trình học tập, tình trạng sức khỏe…), thông tin về bố, mẹ học sinh (Họ tên, địa chỉ nơi ở, điện thoại, email…).

– Thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy: Toàn bộ thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy của nhà trường được hiển thị theo thời gian thực trên ứng dụng điện thoại hoặc trên máy tính giúp giáo viên chủ động trong công việc. Hệ thống có các công cụ hỗ trợ xây dựng kế hoạch giảng dạy cho giáo viên.

– Hỗ trợ điểm danh tự động: Khi giáo viên vào lớp hệ thống tự động hiển thị trên màn hình về trạng thái lớp học, số lượng học sinh trong lớp, học sinh nào vắng mặt (Họ tên, ảnh…) tự động hiển thị thông tin chi tiết kế hoạch giảng dạy ở lớp đó thông qua kết quả lưu trữ trong quá khứ và kế hoạch giảng dạy đã được duyệt.

– Sử dụng phòng học thông minh: Hệ thống các phòng học thông minh được trang bị các thiết bị hiện đại như: Hệ thống bảng, màn hình tương tác thông minh, các thiết bị hỗ trợ phục vụ cho việc giảng dạy. Hệ thống phần mềm thông minh hỗ trợ dạy và học: Phần mềm hỗ trợ giáo viên biên soạn giáo án điện tử; Phần mềm hỗ trợ làm bài giảng điện tử; Phần mềm dạy trực tuyến…

– Khai tác thông tin dữ liêu phục vụ giảng day: Giáo viên được khai thác thông tin phụ vụ quá trình giảng dạy như: Dữ liệu từ kho học liệu điện tử; các bài giảng điện tử tham khảo; Sách, tạp chí .. từ thư viện số.

– Kiểm tra, đánh giá trực tuyến: Giáo viên sử dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng câu hỏi, trợ giúp giáo viên có thể tạo ra các mã đề thi cho từng học sinh, hoặc nhóm học sinh một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hỗ trợ thực hiện giao bài tập trên lớp, bài tập về nhà trực tuyến, theo dõi kết quả của học sinh. Hỗ trợ thi và kiểm tra. Chấm điểm tự động, nhận xét, đánh giá trực tuyến.

– Hỗ trợ đăng ký sử dụng cơ sở vật chất: Hệ thống có chức năng hỗ trợ cho phép giáo viên đăng ký với nhà trường sử dụng phòng chức năng; đồ dùng thiết bị giảng dạy khi có nhu cầu sử dụng, theo dõi được trạng thái xử lý đề xuất, trạng thái phòng chức năng và đồ dùng dạy học…

– Cung cấp thông tin phụ trợ khác: Theo dõi được tình hình đóng học phí của học sinh, thông qua kết quả tự động của hệ thống xác định tình trạng đóng học phí của phụ huynh. Theo dõi được tình trạng sức khỏe của học sinh, thể hiện qua sổ y bạ điện tử khám bệnh định kỳ và các thông tin sức khỏe do phụ huynh cập nhập hàng ngày.

V. CÁC CẤP QUẢN LÝ VÀ NHÀ TRƯỜNG ĐƯỢC GÌ ?

– Quản lý tuyển sinh trực tuyến: Quản lý đồng thời các hình thức tuyển sinh: Thi tuyển, Xét tuyển, Kết hợp Xét và Thi. Việc quản lý thực hiện tổng thể kỳ thi từ bước đăng ký dự thi đến khi in kết quả, tất cả đều được thực hiện trực tuyến.

– Quản lý tổng thể hồ sơ học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên: Chuyển đổi số toàn bộ hồ sơ về con người trong toàn trường. Tra cứu thông tin hồ sơ, quá trình học tập của học sinh, quá trình công tác giảng dạy của giáo viên.

– Thời khóa biểu thông minh: Tự động lập thời khóa biểu bằng công nghệ AI giúp nhà trường lập và quản lý thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy của giáo viên trong trường một cách linh hoạt, thông minh.

– Quản lý học sinh thông minh: Nhà trường quản lý học sinh, sĩ số học sinh toàn trường, từng lớp một cách tự động, chính xác theo thời gian thực. Kiểm soát theo thời gian thực hoặc xem lại nhật ký điểm danh theo thời gian (số học sinh đi học, số học sinh nghỉ có phép, không phép..). Quản lý bảng điểm, điểm môn học, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Quản lý và kiểm soát tình trạng sức khỏe học sinh, thông qua sổ y bạ, kết quả khám bệnh định kỳ của học sinh.

– Thư viện điện tử, thư viện số, học liệu số: Toàn bộ thư viện được quản lý tự động (không cần thủ thư) và được số hóa, quản lý ấn phẩm, lịch sử truy cập khai thác dữ liệu. Hình thành kho học liệu số, bài giảng số phục vụ quá trình dạy và học.

– Quản lý CSVC và Học phí: Theo dõi, kiểm soát được việc đăng ký sử dụng cơ sở vật chất, phòng chức năng; Quản lý và kiểm soát trạng thái đóng học phí của học sinh toàn trường, theo lớp (số học sinh đã đóng, số học sinh chưa đóng..)

– Quản lý và điều hành nhà trường: Quản lý điều hành từ lịch họp tuần và kế hoạch công tác; quản lý văn bản đi, đến & nội bộ; quản lý công việc và dự án; Quản lý, theo dõi được khẩu phần ăn của học sinh, định lượng thực phẩm, thực đơn theo tuần. Nhận tương tác phản hồi, góp ý của phụ huynh học sinh. Thống kê được số lớp học bán trú, nội trú, số lượng học sinh học bán trú, số lượng học sinh nội trú và các thông tin về nội trú: nơi ở, phòng ở…

– Quản lý Internet và Truyền thông: Kiểm soát nội dung truy cập internet đảm bảo an toàn an ninh mạng, ngăn chặn các nội dung xấu, bạo lực, web đen thông qua các chức năng, thiết bị tích hợp trong hệ thống; Quản lý truyền thông nhà trường, việc đăng tải bản tin, thông báo, sự kiện nội bộ để học sinh, phụ huynh tiếp cận được. Hệ thống kiểm soát được số lượt quan tâm (view, like, comment nếu có).

– Quản lý các dịch vụ tích hợp: (gửi xe, căn tin, câu lạc bộ, dịch vụ khác…). Học sinh được cấp thẻ định danh cho việc sử dụng các dịch vụ do nhà trường quản lý, như việc gửi xe có thể kiểm soát thời gian vào – ra, mua đồ trong căng tin. Việc kiểm soát này được thu thập từ camera AI trích xuất lại bằng hình ảnh.

]]>